CAEP Participants
Đăng ký cộng tác viên!!!

MY-UC-DUC-DAN MACH

6 điều bạn chưa biết về Cầu Cổng Vàng - một trong những địa điểm “nhảy cầu” hàng đầu thế giới


Đăng lúc: 2015-05-31 13:03:38 - Người đăng bài viết: - Đã Đọc: 2614
Tiếng tù và ngân vang rạng đông ngày 27 tháng 5 năm 1937 tại California, báo hiệu sự ra đời chính thức của cầu Cổng Vàng. Gần 200.000 người đi dạo, chạy bộ, nhảy múa và trượt patin trên công trình sau đó trở thành cây cầu dài nhất thế giới. Ngày hôm sau, Cầu Cổng Vàng mở cửa cho giao thông. Khi công trình nổi tiếng của San Francisco này kỷ niệm 78 năm ngày thành lập, chúng ta hãy cùng nhau khám phá 6 sự thật thú vị rất ít người biết về kỳ quan kiến trúc nổi tiếng này nhé.

1.Quân đội muốn Cầu được sơn màu sọc vằn

Cục Chiến tranh Mỹ (US War Department) phản đối việc xây dựng cầu Cổng vàng với lo ngại rằng tàu Hải quân sẽ mắc kẹt tại vịnh San Francisco nếu cây cầu sụp đổ hoặc bị đánh bom. Sau nhiều tranh cãi, quân đội cuối cùng nhượng bộ, đồng ý xây cầu nhưng muốn sơn cầu theo sọc vằn sặc sỡ. Hải quân, quan tâm đến tầm nhìn của cầu trong sương mù, yêu cầu sơn sọc đen và vàng. Trong khi đó Không lực Hoa Kỳ muốn sơn màu lòe loẹt hơn: kết hợp giữa đỏ và trắng của kẹo mút để máy bay đễ dàng phát hiện cây cầu từ không trung.

2. Màu sắc của Cầu Cổng Vàng không phải có chủ đích giữ nguyên mãi mãi

Để chống các nhân tố ăn mòn, các thanh sắt vận chuyển đến San Francisco để xây cầu có màu đỏ rực và da cam của kíp nổ.. Kiến trúc sư Irving Morow nhận ra rằng ông thích màu sắc sinh động của ngòi nổ hơn là màu truyền thống đen hay xám. Màu da cam không chỉ làm cây cầu nổi bật trong sương mù, mà còn phù hợp với địa thế tự nhiên của các ngọn đồi bao quanh, cũng như tương phản với màu xanh dương của vịnh và bầu trời.Morow cuôi cùng quyết định chọn màu kíp nổ đặc trưng để sơn cầu .

3.Thiết kế ban đầu của cây cầu bị phản đối mãnh liệt

Ý tưởng ban đầu khi xây cầu, sáng tạo bởi kỹ sư trưởng Joseph Strauss năm 1921, là sự pha tạp vụng về giữa dầm treo và cầu treo, mà theo 1 nhà phê bình là tương tự như "1 cái bẫy chuột lộn ngược": đủ chức năng, nhưng xấu không ai mê nổi. Srauss đồng ý soạn thảo lại thiết kế, và ông sau đó nhận một kỹ sư kình địch vào dự án để tạo ra mô hình cầu treo đẹp mắt như ngày nay.

4. Cầu Cổng vàng là một trong những địa điểm “nhảy cầu” hàng đầu thế giới

thuc tap sinh my, thuc tap nong nghiep, thuc tap nghe

Biển cảnh báo tự tử trên cầu Cổng Vàng

Tháng 8 năm 1937, 3 tháng sau khi cầu Cổng Vàng mở cửa, H.B.Wobberd sánh vai cùng một du khách ông vừa gặp trên xe buýt. Wobber đột nhiên quay qua người bạn mới quen và nói: "Đây là nơi tôi kết thúc. Tôi đi đây".  Bất chấp nỗ lực ngăn cản của người bạn, Wobber nhảy từ độ cao hơn 60 mét từ trên cầu. 4 giây sau , ông chạm mặt nước vịnh San Francisco với tốc độ 75 dặm/giờ và trở thành người tiên phong trong hơn 1500 người tự tử bằng việc nhày cầu Cổng Vàng. Tức là trung bình cứ 3 tuần lại có 1 người quyết định “một đi không trở lại”.Chỉ có hơn 30 người nhảy cầu sống sót khỏi nỗ lực quyên sinh. Vì lý do này, có 11 bốt điện thoại khẩn được lắp trên cầu với các chuyên gia tư vấn phòng chống từ tự đào tạo bài bản luôn sẵn sàng 24/7, và việc xây dựng lưới phòng hộ bên dưới cầu để ngăn cản việc tự tử cũng đã được cân nhắc.

5. Cầu Cổng Vàng có mức an toàn lao động cực kỳ ấn tượng

Năm 1930, 1 nguyên tắc bất thành văn trong các dự án xây cầu thép là 1 người chết trên 1 triệu đô la chi phí. Với quy tắc này, an toàn trong việc xây dựng cầu cổng vàng thật đáng kinh ngạc: Chỉ có 11 công nhân xây dựng chết (Tương phản với 28 người lao động chết khi xây cầu vịnh Oakland San Francisco gần đó). Joseph Straus đặt an toàn lao động lên hàng đầu trong dự án này. Viên kỹ sư trưởng này là người đầu tiên ở Mỹ bắt buộc công nhân phải đội mũ cứng khi làm việc, và ông đã bỏ ra tới 130.000$ cho lưới bảo hộ hiện đại treo ở dưới sàn cầu. Tấm lưới này đã không phụ tâm huyết của Strauss, khi cứu sống 19 công nhân , những người sau đó đùa nhau rằng họ đã đi nửa  đường tới địa ngục trước khi tấm lưới cứu sống họ. 

6. Người dân địa phương thế chấp tài sản để huy động vốn xây dựng cầu

Người dân San Francisco hào hứng trên cây cầu họ tự tay đóng góp tài chính để xây dựng

Cũng như tượng Nữ thần Tự do, rất ít ngân sách nhà nước được dùng để xây cây. Phần lớn tài chính đến từ trái phiếu phát hành bởi Quận vận tải, cao tốc và cầu cổng vàng (Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District).  Bất chấp cuộc đại khủng hoảng diễn ra năm 1930 , cử tri của 6 hạt trong quận ủng hộ việc phát hành và thu mua trái phiếu trị giá 35 triệu đô la trong khi họ phải thế chấp nhà, trang trại, và sản nghiệp. Sự đồng tâm nhất trí cho thấy niềm tin của cư dân địa phương về lợi ích kinh tế lâu dài của dự án này. Trái phiếu xây dựng cầu hết hạn vào năm 1971.

Tác giả bài viết: Thịnh Trần
Nguồn tin: Thịnh Trần
Hotline
0984.412.566
Mrs. Dương
0964469355
Hoàng Thị Bích Thảo
0974408029
CHIA SẺ KINH NGHIỆM